logo Thiết Bị Phân Tích™

Hướng Dẫn Cách Tiêm Insulin Tại Nhà Cho Người Tiểu Đường

Đăng bởi Wico Support vào lúc 25/10/2022

1. Ai cần tiêm insulin?

Đối tượng cần tiêm Insulin
Đối tượng cần tiêm Insulin

Insulin là hormon duy nhất trong cơ thể có khả năng làm giảm được nồng độ glucose trong máu. Insulin được tiết ra từ các tế bào beta ở đảo tụy của tuyến tụy.

Trong điều trị tiểu đường, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm insulin. Cụ thể như:

  • Tiêm insulin bắt buộc đối với các bệnh nhân được chẩn đoán tiểu đường type 1 và tiểu đường thai kỳ.
  • Với trường hợp tiểu đường type 2, việc tiêm insulin sẽ được chỉ định khi: bệnh nhân mang thai; bệnh nhân gặp biến chứng nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết với tăng ceton máu cấp nặng,… đường huyết mất cân bằng không kiểm soát được bằng thuốc điều trị

2. Có bao nhiêu loại tiêm insulin?

Các dạng Insulin thường gặp

Các loại insulin thường khác nhau về thời gian tác dụng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại insulin, chúng khác nhau về thời gian tác dụng và thời gian sử dụng. Cụ thể như:

  • Insulin tác dụng nhanh (Insulin tác dụng tức thời):  Insulin tác dụng nhanh đảm bảo cung cấp đủ lượng insulin cần cho bữa ăn ngay thời gian tiêm. Các dạng chế phẩm trên thị trường hiện nay gồm có: Aspart, Lispro và Glulisine, có tác dụng sau khi tiêm 10-20 phút và kéo dài trong 4 giờ.
  • Insulin tác dụng ngắn: Insulin dạng này có thể dùng tiêm truyền tĩnh mạch trong các trường hợp cấp cứu hoặc cung cấp lượng insulin cần thiết cho bữa ăn trong khoảng 30-60 phút. Các dạng chế phẩm hiện nay bao gồm: Velosulin, Regular (R)  hoặc novolin.
  • Insulin tác dụng trung bình: Insulin tác dụng trung bình giúp đảm bảo cung cấp được lượng insulin cần cho nửa ngày hoặc qua đêm. Dạng chế phẩm hiện nay có tên gọi insulin NPH (Insulatard FlexPen, Insulatard HM), thường phát huy tác dụng sau khi tiêm 1-2 giờ, hiệu quả giảm đường huyết trong vòng 10-16 giờ. Insulin tác dụng kéo dài: Insulin tác dụng kéo dài đảm bảo cung cấp đủ lượng insulin cho cả ngày. Các dạng chế phẩm trên thị trường hiện nay bao gồm: Basaglar, Lantus, Toujeo, Tresiba, Levemir.
  • Insulin trộn sẵn: Insulin trộn sẵn còn được biết đến với tên gọi khác là insulin hỗn hợp. Chúng thường được dùng 2-3 lần/ngày trước bữa ăn, thời gian tác dụng khoảng 12 giờ. Các dạng chế phẩm hiện nay bao gồm: NovoMix 30 Flexpe, Mixtard 30 và Mixtard 30 FlexPen.

3. Các vị trí tiêm insulin

Các vị trí tiêm Insulin
Vị trí tiêm Insulin khác nhau có liên quan đến khả năng hấp thu insulin

Tùy mỗi vị trí khác nhau mà insulin sẽ được hấp thu nhanh hay chậm khác nhau.

  • Tiêm insulin vào bụng sẽ giúp hấp thu insulin vào máu nhanh nhất.
  • Tiêm insulin vào cánh tay thì tốc độ hấp thu sẽ không nhanh như tiêm vào bụng.
  • Tiêm insulin vào thắt lưng và đùi thì tốc độ hấp thu chậm nhất.

Các vị trí tiêm insulin

Tùy theo mục đích và loại insulin mà người bệnh có thể lựa chọn vị trí tiêm insulin khác nhau. VD: Nếu muốn bổ sung insulin nhanh thì nên tiêm insulin vào bụng vì thuốc sẽ được hấp thụ nhanh nhất từ vị trí này. Còn insulin tác dụng ngắn và kéo dài có thể tiêm vào cánh tay, đùi hoặc hông.

4. Hướng dẫn quy trình tiêm insulin tại nhà

4.1 Quy trình tiêm insulin bằng bơm tiêm

Chuẩn bị:

Rửa sạch tay trước khi tiêm, lăn lọ thuốc giữa 2 lòng bàn tay để làm ấm và đồng nhất thuốc, dùng bông tẩm cồn khử trùng màng cao su lọ thuốc và dùng bơm tiêm hút lấy thuốc trong lọ.

Cách tiêm:

  • Dùng bông tẩm cồn sát trùng vị trí cần tiêm
  • Cố định vị trí cần tiêm bằng 2 ngón tay cái và trỏ
  • Đâm kim một góc 45-90 độ so với bề mặt da sao cho mũi kim tiêm đi vào lớp mô dưới da.
  • Từ từ bơm thuốc trong khoảng 5-10 giây, sau khi tiêm hết thuốc thì giữ nguyên tư thế khoảng 6 giây rồi rút kim ra.
  • Hủy bơm tiêm đã dùng, không nên tái sử dụng.

4.2 Cách sử dụng bút tiêm insulin tại nhà

Chuẩn bị:

  • Làm ấm thuốc bằng cách lăn tròn bút tiêm giữa lòng bàn tay.
  • Đồng nhất thuốc bằng cách lắc bút tiêm liên tục cho đến khi có được chất lỏng màu trắng đục.

Cách tiêm thuốc:

  • Gắn kim: Dùng gạc vô trùng để khử trùng màng cao su, tháo miếng bảo vệ kim tiêm sau đó vặn kim thẳng và chặt vào bút tiêm, tháo nắp lớn bên ngoài và giữ để dùng về sau, còn nắp nhỏ bên trong kim thì tháo ra và bỏ đi.
  • Định liều tiêm bằng cách xoay nút chọn liều tiêm đúng số đơn vị cần tiêm.
  • Cố định da bằng cách dùng 2 ngón cái và ngón trỏ kẹp véo vùng da cần tiêm.
  • Tay còn lại cầm bút tiêm bằng 2 ngón cái và ngón trỏ (cầm cách cầm bút), đâm kim vuông góc với bề mặt da.
  • Ấn bút bấm tiêm xuống hết cỡ cho đến khi vạch chỉ liều tiêm chỉ số 0
  • Giữ nguyên tư thế 6 giây, sau đó rút kim ra khỏi vị trí tiêm.
  • Đưa kim vào trong nắp lớn bên ngoài kim, khi kim đã vào trong, đẩy cẩn thận nắp lớn bên ngoài kim vào hoàn toàn và vặn tháo kim ra.

5. Theo dõi, phát hiện và xử lý các biến chứng do tiêm insulin

Các biến chứng do tiêm insulin sai cách 

5.1 Hạ đường huyết

Đây là biến chứng khá phổ biến trên bệnh nhân tiểu đường khi tiêm insulin. Chính vì thế, sau khi tiêm insulin thì cần phải xác minh hạ đường huyết bằng máy đo đường huyết. Nếu gặp phải tình trạng này thì có thể điều trị bằng cách sử dụng các loại carbohydrate tác dụng nhanh.

5.2 Dị ứng insulin

Tình trạng này thường gặp ở người tiểu đường tiêm insulin dưới da. Hãy trao đổi ngay với bác sĩ điều trị nếu xảy ra hiện tượng này. Thông thường, dị ứng insulin sẽ xuất hiện khoảng 1-2 tháng sau khi điều trị bằng insulin.

Nếu có những hiện tượng tác dụng phụ của insulin này, cần trao đổi với bác sĩ điều trị. Hiện tượng này sẽ xuất hiện từ khoảng 1 hoặc 2 tháng sau khi bắt đầu tiêm insulin hoặc sau khi thay đổi loại insulin.

5.3 Tăng cân

Hiện tượng này thường gặp ở những bệnh nhân sử dụng insulin liều cao. Nguyên nhân là do cơ thể sử dụng hiệu quả hơn lượng calo trong quá trình điều trị insulin. Để khắc phục, người bệnh tiểu đường nên thay đổi chế độ ăn uống (ăn nhiều chất xơ, hạn chế đường bột, chất béo) và thường xuyên tập luyện.

Bài viết trên đây tham khảo từ TS.BS Bùi Nguyên Kiểm - Nguyên trưởng khoa Nội bệnh viện Xanh Pôn

Nguồn: chương trình Vì sức khỏe người Việt – Hội Nội khoa Việt Nam. 

Link bài viết:  https://thaythuocvietnam.vn/huong-dan-cach-tiem-insulin-tai-nha-cho-nguoi-tieu-duong/

Hy vọng rằng với những thông tin trên đây, độc giả đã hiểu rõ hơn về cách điều trị insulin tại nhà cũng như một số biện pháp xử trí khi gặp những tác dụng không mong muốn. Lưu ý, thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, khi điều trị insulin, người bệnh cần theo dõi sát sao vùng da tại vị trí tiêm, nếu thấy có sự khác biệt về vùng da tại nơi tiêm so với vùng da khác thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể nhất.

Tags : hướng dẫn tiêm insulin, tiêm insulin, tiêm insulin tại nhà
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Thiết Bị Phân Tích™
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

avatar
Xin chào
close nav
Tất cả danh mục