logo Thiết Bị Phân Tích™

Máy cô quay chân không

Máy cô quay chân không

I. Giới thiệu về máy cô quay chân không 

Máy cô quay chân không là gì? Ứng dụng?   

            Máy cô quay chân không (Rotary vacuum evaporator) hay còn gọi là máy cô đặc chân không là một thiết bị dùng để chưng cất các chất lỏng trong điều kiện chân không để tách các thành phần có trong chất lỏng đó.

            Nguyên lý hoạt động của máy là sử dụng sức hút của bơm chân không để tạo ra một môi trường chân không trong bình cô đặc, giúp giảm áp suất bên trong và làm cho nhiệt độ sôi của các chất có trong dung dịch giảm xuống. Dưới tác dụng của nhiệt độ, các chất có nồng độ cao sẽ bốc hơi và được lọc qua một ống đồng để tách ra khỏi dung dịch ban đầu. 

            Máy cô quay chân không được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực hóa học, dược phẩm và chế tạo công nghiệp để tách các chất hữu cơ khỏi dung dịch hoặc hỗn hợp. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để tách các chất có mùi hôi trong lĩnh vực sản xuất dầu mỡ và các sản phẩm nông nghiệp khác...

Ứng dụng máy cô quay chân không

Lịch sử ra đời của máy cô quay chân không

Máy cô quay chân không (Rotary vacuum evaporator) là kết quả của sự phát triển lâu dài của nhiều nhà khoa học và kỹ sư trong lĩnh vực hóa học và nghiên cứu khoa học. Trong đó người đã đóng góp đáng kể nhất chính là Lyman C. Craig - một nhà hóa học đến từ  Đại học California, Berkeley - người đã giới thiệu phiên bản đầu tiên của máy cô quay chân không vào năm 1950. Ngoài ra, các nhà khoa học và kỹ sư khác đã đóng góp vào sự phát triển của máy cô quay chân không bao gồm Giesecke và Devrient, năm 1957, và Büchi, năm 1958. Các phiên bản sau này đã được phát triển và cải tiến, và máy cô quay chân không đã trở thành một thiết bị quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nghiên cứu khoa học và công nghiệp.

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 

Cấu tạo máy cô quay chân không

Một bộ cô quay chân không gồm có các thành phần chính sau: 

1. Bình cô quay (Bình chưng): Là phần chính của máy, được chế tạo bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ, với dung tích bình lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Bình có thể xoay quanh trục để đảm bảo sự trao đổi nhiệt tốt hơn và tác dụng cô đặc tốt hơn. 

2. Bình thu mẫu (Bình hứng): Là bình có nhiệm vụ thu hồi dung môi sau quá trình bay hơi và ngưng tụ.

3. Bình sinh hàn: Thường được làm bằng thuỷ tinh hoặc thép không gỉ có buồng chứa hơi và hệ thống ống xoắn kép được cấp nước để làm mát giúp ngưng tụ dung môi đã bay hơi để tách ra khỏi dung dịch. 

4. Hệ thống bơm chân không: Bao gồm Bơm chân không, hệ thống tách ẩm, van điều áp giúp tạo ra môi trường chân không trong hệ thống. Không khí sẽ được bơm chân không loại bỏ để duy trì áp suất chân không trong bình chưng cất. 

5. Bể gia nhiệt cách thuỷ: Để gia nhiệt cho bình chưng cất, làm dung môi bay hơi. 

6. Bộ điều khiển: Đóng vai trò điều khiển Nhiệt độ bể gia nhiệt, tốc độ quay của bình chưng cất, nâng hạ hệ thống bình chưng cất. Ngoài ra với một số hệ cô quay chân không cao cấp sẽ sử dụng thêm bộ điều khiển áp suất chân không. 

7. Thiết bị khác (không bắt buộc): Với các hệ cô quay chân không nhỏ thông thường sinh hàn sẽ được làm mát bởi nguồn nước sinh hoạt, sử dụng chính áp suất và nhiệt độ của nước cấp để làm ngưng tụ dung môi bay hơi. Với ưu điểm chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu suất ngưng tụ không cao đồng thời gây lãng phí nước sạch. Vì vậy một số hệ thống cô quay chân không nhỏ yêu cầu hiệu suất cao hoặc các hệ cô quay chân không lớn sẽ sử dụng thêm bộ làm lạnh tuần hoàn (bath circulator) để cung cấp nguồn nước / dầu làm mát tuần hoàn cho hệ thống. Ưu điểm có thể kiểm soát chính xác nhiệt độ làm mát, và nước / dầu sẽ tuần hoàn trong hệ kín hạn chế gây lãng phí. Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu sẽ khá cao.

III. Các thương hiệu máy cô quay chân không phổ biến

Những thương hiệu máy cô quay chân không uy tín trên thị trường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu máy cô quay chân không, có thể kể đến một số thương hiệu máy cô quay chân không nổi bật trên thị trường, được nhiều người tin dùng:

1. BUCHI: Là một trong những thương hiệu máy cô quay chân không hàng đầu thế giới. Các sản phẩm của họ luôn được đánh giá cao về chất lượng và độ tin cậy. Có thể bạn chưa biết Buchi là công ty đầu tiên thương mại hoá Máy cô quay chân không, và cũng là công ty đóng góp rất nhiều vào quá trình phát triển và hoàn thiện thiết kế máy cô quay chân không. 

2. Heidolph: Là thương hiệu sản xuất máy cô quay chân không của Đức, được sử dụng tương đối phổ biến trong nghiên cứu và sản xuất sản phẩm.

3. Yamato: Là một thương hiệu  đến từ Nhật Bản - chuyên cung cấp một loạt các sản phẩm cô quay chân không, được đánh giá cao về hiệu suất và độ bền. 

4. IKA: Thương hiệu IKA có trụ sở tại Đức và cung cấp một loạt các sản phẩm máy cô quay chân không chất lượng cao với nhiều tính năng khác nhau. 

5. EYELA: Là thương hiệu máy cô quay chân không được sản xuất tại Nhật Bản, các sản phẩm của họ được đánh giá cao về kỹ thuật và độ bền. 

6. Ngoài ra với ưu điểm giá thành rẻ, thời gian đặt hàng nhanh chóng cùng linh phụ kiện dễ kiếm. Cùng chất lượng và độ bền ngày càng được nâng cao. Các sản phẩm Máy cô quay chân không của Trung Quốc hiện nay đang ngày càng được ưu chuộng. Có thể kể đến các thương hiệu như: DLAB, Biobase, Lanphan, Laboao, Shanghai Yarong, Chican... 

Ngoài ra, còn rất nhiều thương hiệu máy cô quay chân không khác được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau, và tùy thuộc vào nhu cầu và tính chất của quá trình cô quay cùng kinh phí đầu tư người dùng có thể lựa chọn thương hiệu phù hợp cho mình. 

IV. Những lưu ý không thể bỏ qua khi lựa chọn Máy cô quay chân không 

Những lưu ý không thể bỏ qua kho chọn mua máy cô quay chân không

1. Dung tích và chất liệu của bình cô quay

Tùy vào mục đích sử dụng và khối lượng mẫu cần cô quay, cần lựa chọn dung tích, chất liệu phù hợp. Bình thủy tinh thường được sử dụng cho các ứng dụng với dung môi hữu cơ, trong khi bình thép không gỉ được sử dụng cho các ứng dụng với dung môi hữu cơ và hóa chất ăn mòn.

2. Tốc độ quay

Dải tốc độ quay có thể điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu cô quay của mẫu.

3. Hệ thống bơm chân không

Cần lưu ý tới áp suất chân không cùng công suất và lưu lượng của bơm chân không phù hợp với nhu cầu cũng như mẫu cần sử dụng

4. Hệ thống làm mát

Ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu suất cũng như chất lượng dung môi thu được. Vì vậy cần lựa chọn hệ thống thiết bị giúp quá trình làm mát ngưng tự tụ diễn ra hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

5. Hiệu suất và độ bền của máy

Một sản phẩm chất lượng không tốt sẽ dễ phát sinh hư hỏng trong quá trình sử dụng. Điều này gây phát sinh rất nhiều chi phí sửa chữa, làm gián đoạn quá trình làm việc của thiết bị. Làm ảnh hưởng tới quá trình nghiên cứu cũng như sản xuất. Vì vậy lựa chọn sản phẩm phù hợp với chi phí đầu tư đảm bảo yêu cầu chất lượng và độ bền là một yêu cầu không thể bỏ qua.

6. Lựa chọn nhà cung cấp  

Một điều rất quan trọng khi mua một sản phẩm dù giá trị cao hay thấp, đặc biệt những thiết bị đòi hỏi nhà cung cấp phải uy tín, am hiểu và có trình độ kỹ thuật. WICO luôn lắng nghe nhu cầu của khách hàng để tìm kiếm tư vấn lựa chọn một sản phẩm đáp ứng: Yêu cầu kỹ thuật, Hiệu suất làm việc cao, Chất lượng và độ bền đảm bảo cùng một chi phí đầu tư hợp lý. Chúng tôi tự hào là Nhà phân phối chính hãng các thương hiệu hàng đầu như: Buchi, IKA, ELAYA, DLAB, Biobase, Lanphan, Shanghai Yarong... Tại WICO chúng tôi luôn mong muốn mang tới cho Quý khách hàng sản phẩm phù hợp với mức giá tốt nhất.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và báo giá tốt nhất!

Zalo Thiết Bị Phân Tích™
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

avatar
Xin chào
close nav
Tất cả danh mục